Bất động sản 24h: Giá nhà khó giảm khi giá đất tiếp tục tăng
Giá nhà khó giảm khi giá đất tiếp tục tăng; Thị trường bất động sản cuối năm nhiều cơ hội cho người mua ở thực... là những tin tức bất động sản đáng chú ý trong 24h qua.
Giá nhà khó giảm khi giá đất tiếp tục tăng
Mặc dù thị trường có dấu hiệu chậm, tuy nhiên, giá nhà ở vẫn đang chịu tác động từ nhiều yếu tố theo chiều hướng đẩy giá bán tăng cao.
Không ít người kỳ vọng giá nhà ở sẽ có đợt điều chỉnh mạnh như ở chu kỳ thị trường điều chỉnh ở giai đoạn 2008-2015 trước đây. Vì vậy, người dân đang có tâm lí là trì hoãn kế hoạch mua nhà với hi vọng là giá nhà sẽ giảm. Ngoài nhu cầu rất lớn của người lao động nhập cư, loại hình căn hộ ở tại Bình Dương hiện còn đáp ứng nhu cầu của một lượng không nhỏ người dân đang làm việc tại TP.HCM do hạ tầng kết nối ngày càng thuận tiện.
Theo số liệu báo cáo của Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam, tại thị trường TP.HCM và Đông Nam Bộ quý 3/2022, hầu hết các phân khúc đều tăng giá so với quý trước, trong đó phân khúc căn hộ tăng từ 5%-8% so với quý II/2022, cá biệt một số dự án tái triển khai bán hàng tại khu Đông có mức tăng giá sơ cấp lên đến 12-16% so với cuối năm 2021.
Thị trường bất động sản cuối năm nhiều cơ hội cho người mua ở thực
Cuối năm 2022, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều thông tin tiêu cực bởi tắc nghẽn dòng tiền. Doanh nghiệp, nhà đầu tư "giảm nhiệt", tuy nhiên phân khúc nhà ở hướng đến nhu cầu thực vẫn hút khách hàng.
Quý III, IV, thị trường bất động sản ghi nhận nhiều tin tức bất lợi ảnh hưởng đến dòng tiền khiến khả năng thanh khoản giảm, gây khó khăn cho doanh nghiệp và nhà đầu tư trên diện rộng.
Ngay cả các địa phương có nhu cầu lớn như TP.HCM, Bình Dương không còn cảnh tấp nập, sôi động, thay vào đó là tâm lý thăm dò, phòng thủ ngày càng dâng cao. Tuy nhiên, phân khúc nhà ở thực vẫn thu nhiều tín hiệu tích cực.
Lý giải hiện tượng này, giới chuyên gia đưa ra 3 nguyên nhân chính:
Thứ nhất, với kịch bản năm 2023 tín dụng tiếp tục bị siết chặt, những giỏ hàng đang mở bán trên thị trường sẽ diễn ra sự sàng lọc tự nhiên. Những sản phẩm có thanh khoản tốt hơn, dòng tiền tốt hơn, đáp ứng đúng nhu cầu, vị trí tốt hơn… vẫn sẽ nhận được ưu tiên của người mua. Khi thị trường khó khăn, người mua sẽ có xu hướng tìm những sản phẩm an toàn nhất rồi mới tính đến khả năng sinh lời.
Chuyên gia khuyến nghị chiến lược đầu tư khi thị trường “ngủ đông”
Sự trầm lắng của thị trường đang phản ánh đúng vòng xoay quỹ đạo sau khoảng thời gian tăng nóng của bất động sản. Mặt khác, lo ngại từ việc tăng lãi suất, hạn chế room tín dụng cũng là tác nhân tạo sức trầm cho bất động sản.
Những nhà đầu tư nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực bất động sản cho rằng dù thanh khoản thấp, thị trường trầm lắng nhưng kịch bản hạ giá khó xảy ra trong năm 2023. Có chăng là hiện tượng cắt lỗ xảy ra cục bộ với mức giá giảm từ 10-20% đối với loại hình bất động sản đã tăng nóng suốt thời gian dài. Đặc biệt, thông tin về tăng lương cơ sở, dự báo vốn FDI hay thực hiện đầu tư công là những tín hiệu dự báo giá bất động sản có thể còn tăng.
Ông Trần Minh Hoàng, Phó tổng thư ký Hội Môi giới Bất động sản Việt Nam (VARS) cho rằng: "Các thống kê không chỉ của VARS mà của các đơn vị khác cũng đang chỉ ra dù thanh khoản thấp nhưng giá bất động sản chỉ chững lại hoặc tăng chút ít chứ không giảm. Do đó, việc có nên chờ bắt đáy hay không phụ thuộc vào tình hình tài chính của nhà đầu tư. Nếu đang có lượng tiền mặt tốt, không phải vay mượn hoặc vay không nhiều, thì đây là cơ hội để so sánh và chọn lựa sản phẩm tốt”.
Hà Nội đề nghị lùi quy định nhà thuê 20m² mới được thường trú
UBND TP. Hà Nội đề nghị Thường trực HĐND thành phố lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú tại Hà Nội.
Phó Chủ tịch Thường trực UBND TP. Hà Nội Lê Hồng Sơn vừa ký văn bản gửi Thường trực HĐND TP. Hà Nội đề nghị lùi thời gian trình ban hành Nghị quyết của HĐND thành phố quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú trên địa bàn.
Lý do xin lùi thời gian ban hành Nghị quyết nêu trên được UBND TP. Hà Nội đưa ra là bởi "để đảm bảo đúng trình tự ban hành văn bản".
Trước đó, ngày 17/10, UBND TP. Hà Nội đã xây dựng tờ trình số 353/TTr-UBND gửi Thường trực HĐND thành phố về việc đề nghị xây dựng Nghị quyết quy định diện tích nhà ở tối thiểu đối với nhà thuê, mượn, ở nhờ để công dân được đăng ký thường trú ở Hà Nội và sau đó được HĐND thành phố đồng ý chủ trương xây dựng.
Kiến tạo khu đô thị hiện đại góp phần phát triển kinh tế cửa khẩu
Ngay từ năm 2008, tại quyết định số 52/2008/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc Phê duyệt Đề án “Quy hoạch phát triển các khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam đến năm 2020” đã xác định mục tiêu xây dựng các khu kinh tế cửa khẩu trên các khu vực biên giới trở thành những vùng kinh tế động lực của từng tỉnh biên giới giáp Trung Quốc, Lào và Campuchia. Quá trình phát triển kinh tế cửa khẩu phải kết hợp chặt chẽ với phát triển nguồn nhân lực, đồng bộ quy hoạch các công trình hạ tầng xã hội (trường học, cơ sở y tế, văn hoá, thể thao, khu dân cư...).
Việt Nam hiện có 26 khu kinh tế cửa khẩu, trải dài trên 15 tỉnh thành ở cả ba miền Bắc - Trung - Nam. Các khu vực cửa khẩu đều được đánh giá là giàu tiềm năng kinh tế, không chỉ về thương mại hàng hóa mà còn về thương mại dịch vụ, du lịch. Những khu kinh tế cửa khẩu nằm tại những vị trí đắc địa như Móng Cái (Quảng Ninh), Đồng Đăng (Lạng Sơn), Cầu Treo (Hà Tĩnh), Lào Cai, Long An... được kỳ vọng sẽ phát triển bứt phá, đóng góp phần lớn vào kinh tế của địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Tầm quan trọng của các khu kinh tế cửa khẩu với bức tranh kinh tế của cả nước đã liên tục được khẳng định. Theo báo cáo “3 thập niên phát triển các khu công nghiệp, khu kinh tế Việt Nam”, khu kinh tế cửa khẩu có vai trò quan trọng trong thúc đẩy giao thương, giao lưu văn hóa của cư dân biên giới, góp phần tạo điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế của địa phương theo hướng phát triển các ngành thương mại, dịch vụ, du lịch…
Nguồn: https://reatimes.vn/